BẤT ĐỒNG TRƯỚC HÔN NHÂN, BẠN ĐÃ SẴN SÀNG ĐỐI MẶT?

BẤT ĐỒNG TRƯỚC HÔN NHÂN, BẠN ĐÃ SẴN SÀNG ĐỐI MẶT? 

Nếu không thẳng thắn giải quyết các tranh cãi, uyên ương có thể tự tạo ra căng thẳng, áp lực trong khi quá trình chuẩn bị cưới.

Khi chuẩn bị đám cưới, nhiều cô dâu chú rể không cùng quan điểm nhưng khó dung hòa với nhau nên thường gây ra tranh cãi. Nếu không có cách giải quyết, uyên ương sẽ tự tạo ra căng thẳng, áp lực cho nhau. Nếu bất đắc dĩ không thể thống nhất ý muốn của cả hai, cặp đôi nên nghiêm túc suy nghĩ về quyết định gắn bó, tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra trong tương lai.

 

? Chi phí tổ chức cưới

Ngân sách cần chi là điều tế nhị và dễ gây tranh cãi. Việc phân chia ngân sách, ai chi tiền cho những khoản gì là điều uyên ương nên bàn bạc trước tiên. Nếu gia đình hỗ trợ về tài chính, cặp đôi cần thống nhất với cả cha mẹ hai bên, tránh những các bậc phụ huynh hiểu lầm hay phật lòng.

(Ảnh sưu tầm, chỉ mang tính chất minh họa)

Chi phí đám cưới nên được cô dâu chú rể nghĩ tới ngay khi ấn định ngày cưới. Khi có kế hoạch chắc chắn, uyên ương nên dành dụm dần trong nhiều tháng. Không chỉ tính ước lượng, cặp đôi cần một bản kế hoạch chi tiết về các khoản mua sắm, chi trả cho đám cưới.

Cô dâu chú rể nên chi tiêu khoảng 80% ngân sách mình có. Với 20% ngân sách còn lại, bạn nên để dành, phòng khi gặp phát sinh hoặc dành dụm cho cuộc sống sau này. Uyên ương nên có suy nghĩ rằng, đám cưới là ngày vui chung, vì vậy cả cô dâu và chú rể đều phải có trách nhiệm lo lắng, chi trả cho hôn lễ, không thể dành trọn trách nhiệm chi tiền cho riêng ai.

? Phong cách tổ chức cưới

Nhiều gia đình có cách suy nghĩ khác nhau, nên khi tổ chức cưới cũng sẽ bộc lộ quan điểm khác nhau. Có gia đình chỉ muốn tổ chức tiệc tại nhà, mượn sân nhà hàng xóm hay thuê nhà văn hóa chung để dựng rạp, nhằm tiết kiệm. Nhưng nhà thông gia lại muốn cưới ở khách sạn cho tươm tất. Nếu gặp trường hợp này, hai nhà dễ bất đồng, ảnh hưởng tới việc chuẩn bị hôn lễ.

 

 

(Ảnh chỉ mang tính chất minh họa)

Ngay cả cô dâu chú rể cũng có thể xảy ra tranh cãi về phong cách tổ chức cưới. Đa số các cô dâu đều muốn làm một đám cưới vui vẻ, trẻ trung, hiện đại, còn chú rể lại mong một đám cưới đơn giản, truyền thống và nhanh gọn.

Nếu là bất đồng giữa hai gia đình, cô dâu chú rể nên cùng phân tích cho cha mẹ hai bên hiểu rõ tác dụng của việc đãi tiệc chung, đơn giản. Nếu không thống nhất được, cách cuối cùng là để hai nhà đãi tiệc riêng. Để giải quyết quan điểm khác nhau giữa cô dâu chú rể, cặp đôi cần nói chuyện thẳng thắn, chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu của từng phong cách cưới, từ đó tìm ra cách tổ chức hôn lễ hợp ý cả hai nhưng phù hợp với kinh tế.

? Nơi ở sau đám cưới

Việc ở chung – ở riêng luôn là vấn đề được các đôi uyên ương quan tâm. Nếu có kinh tế vững vàng và muốn độc lập tự chủ, cả hai có thể ở riêng để đảm bảo không gian riêng tư. Nhưng nếu người con gái phải về làm dâu hoặc chú rể phải về nhà bố mẹ vợ sống, cả hai phải tìm hiểu trước cách sinh hoạt, về phong cách sống của phụ huynh.

 

 

(Ảnh chỉ mang tính chất minh họa)

Cặp đôi cần bàn bạc cùng gia đình về những vấn đề chung khi chia sẻ không gian với mọi người trong nhà. Nếu cô dâu cảm thấy không thể ở cùng bố mẹ chồng, bạn nên bày tỏ quan điểm ngay từ trước khi cưới để tìm ra giải pháp thích hợp, tránh trường hợp cưới xong, về sống chung lại gây ra xích mích.

?Khác biệt phong tục cưới

Ở Việt Nam, phong tục cưới tại mỗi vùng miền có đặc trưng riêng. Mỗi cô dâu chú rể lại muốn thành hôn theo phong tục ở quê hương mình, ví dụ, nếu đón dâu ở miền Nam, nhà trai sẽ phải chuẩn bị cặp nến long phụng để làm lễ lên đèn tại nhà gái, nhưng điều này không có ở miền Bắc, dễ khiến chú rể quên hoặc muốn bỏ qua. Đặc biệt với các vị phụ huynh, mỗi phong tục cưới đều quan trọng, không thể bỏ qua, nên việc bất đồng về các nghi lễ có thể dẫn đến mâu thuẫn giữa hai gia đình và khiến cô dâu chú rể khó xử.

 

(Ảnh chỉ mang tính chất minh họa)

Việc trước tiên để giải quyết vấn đề này là cô dâu chú rể phải bình tĩnh, chuyện trò cởi mở và có tâm lý học hỏi, tiếp thu các phong tục tại quê hương người bạn đời tương lai, từ đó thống nhất những điều cần giữ, những việc có thể giản tiện đi. Nếu cha mẹ hai bên xảy ra điều không vừa ý, đôi uyên ương nên là cầu nối giữ gìn hòa khí giữa hai nhà.

Thông thường, khi ăn hỏi, các phong tục cưới nên theo nguyện vọng của gia đình cô dâu vì nghi lễ sẽ thực hiện tại nhà gái, còn khi đón dâu về nhà trai, gia đình chú rể có thể đưa ra những phong tục cổ truyền của quê hương mình, để nhà gái cân nhắc tiếp nhận.

? Bất đồng về “ăn cơm trước kẻng”

Việc “ăn cơm trước kẻng” là điều không còn lạ trong mối quan hệ hiện đại, nhưng càng gần đến ngày cưới, việc này càng dễ trở thành nguyên nhân gây đổ vỡ. Một số chú rể muốn “vượt quá giới hạn” trước ngày hai người chính thức thành hôn, nhưng không phải cô dâu nào cũng đồng ý.

 

(Ảnh chỉ mang tính chất minh họa)

Cô dâu cần là người cương quyết, nhưng vẫn thể hiện thái độ nhẹ nhàng, thuyết phục chàng chờ tới ngày tân hôn. Với những chàng trai nghiêm túc, chắc chắn họ sẽ không còn băn khoăn nhiều đến vấn đề này nữa. Nếu cô dâu cảm thấy vấn đề này không quá khắt khe, bạn có thể chia sẻ cùng chồng tương lai quan điểm, để cả hai hiểu nhau hơn.

From Nu with LOVE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon